Thứ Tư, 2024-04-24, 1:34 AM
Xin Chào, Guest
Trang Chủ » 2011 » Tháng Năm » 27 » Lưu ý chăm bé 0-3 tháng tuổ
8:55 AM
Lưu ý chăm bé 0-3 tháng tuổ
Trong 3 tháng đầu, thể chất của bé phát triển nhanh tới mức bạn không thể tưởng tượng ra. Chủ yếu là sự phát triển về hình dáng, khả năng vận động và sự phát triển các giác quan.
Bé sơ sinh phát triển rất nhanh (Ảnh minh họa)

Các dự báo tăng trưởng:

Sự phát triển của con bạn trong 3 tháng đầu phụ thuộc vào các yếu tố dưới đây:

- Cân nặng của cha mẹ khi mới sinh.

- Sinh non hay sinh đủ tháng.

- Dinh dưỡng.

- Môi trường sống và văn hóa.

Để chăm con tốt, bạn cần có được kiến thức về sự phát triển thể chất và các giác quan của con.

1. Sự phát triển về chiều cao và cân nặng

Đừng lo lắng khi bạn thấy bé sụt cân trong tuần đầu. Trong tuần này, bé phải thích nghi với sữa mẹ. Bé giảm nhiều nhất là vào khoảng 10% so với cân nặng khi mới sinh ra. Nếu giảm hơn thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Vào tuần thứ hai sau khi sinh, cân nặng của bé lại trở về mốc ban đầu. Mỗi ngày bé tăng khoảng 28g. Chiều cao tăng lên khoảng 20% trong tháng 1.

2. Phát triển phần đầu

Không có gì đáng ngạc nhiên khi đầu của bé sơ sinh lớn nhất trong các bộ phận cơ thể. Hộp sọ rất mềm, có thể hơi méo mó, lõm thóp khi mới sinh ra nhưng đừng lo lắng, nó sẽ vồng lên cao sau một vài ngày.

Lưu ý chăm bé 0-3 tháng tuổi, 0-1 tuổi, Làm mẹ, lam me, nuoi con, day con, cham con, be so sinh, 0-1 tuoi, phat trien, the chat, thinh giac, thi giac, xuc giac
Bé sơ sinh cần được chăm sóc tỉ mỉ, chu đáo vì rất dễ bị tổn thương.
(Ảnh minh họa).

3. Những thay đổi đặc biệt về hình thể

Bạn có thể lo lắng vì những điều này nhưng các bác sĩ khuyên rằng đó là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Khi lớn lên bé sẽ hết ngay.

- Bầu mắt phù như bị sưng

- Vết phồng trên môi do thức ăn

- Da khô

- Lông trên da hơi rậm một chút

- Bộ phận sinh dục mở rộng

4. Kĩ năng vận động cần lưu ý

Đầu tiên bé sơ sinh sẽ vặn vẹo đầu, rồi cử động thân thể, tay, chân. Cho tới tuần thứ 8 thì bé có những cử động ngoài tầm kiểm soát của bé. 3 tháng, bé có thể nhận biết bàn tay bạn vẫy vẫy và bé bắt đầu quờ tay vào mặt bạn rồi đấy.

5. Sự phát triển giác quan: Khướu giác và vị giác

Đừng ngạc nhiên khi một số nghiên cứu khoa học cho thấy rằng, bé có thể ngửi được mùi khi vẫn còn trong bụng mẹ. Mẹ bé ăn gì sẽ ảnh hưởng tới khẩu vị của bé sau này.

Bạn có thể tận dụng điều này tùy vào từng trường hợp. Bé nhận ra được mùi quen thuộc của mẹ hoặc những người chăm bé vì thế sang người khác bế, bé sẽ khóc vì cảm thấy xa lạ.

6. Thính giác

Bạn quan sát thấy rằng, khả năng nghe của bé rất cao vì bé thường giật mình khi có tiếng động mạnh hoặc hướng mặt về phía có tiếng gọi. Bé nghe rõ nhưng không thể bằng khả năng nghe của người lớn. Khả năng nghe sẽ từ từ phát triển sau này.

Lưu ý chăm bé 0-3 tháng tuổi, 0-1 tuổi, Làm mẹ, lam me, nuoi con, day con, cham con, be so sinh, 0-1 tuoi, phat trien, the chat, thinh giac, thi giac, xuc giac
Mắt bé mới sinh thường bị sưng húp nên bạn đừng lo lắng.
(Ảnh minh họa).

7. Thị giác

Bạn đang nựng bé trên tay và có thể ngắm nhìn mãi đôi mắt của bé xem giống ba hay giống mẹ. Bạn có thấy mắt bé hơi bị sưng không? Đó là vì bé chưa quen ánh sáng ngoài bụng mẹ. Bé thường chớp chớp rất nhiều lần. Thị giác là cơ quan phát triển chậm nhất của bé.

Khi đã quen với ánh sáng ngoài bụng mẹ, bé có thể nhìn được khuôn mặt mẹ khi ở gần, thích cái gì sáng sủa hoặc có tính đối chọi nhau.

8. Xúc giác

Bé thích tiếp xúc da-da với mẹ, những gì êm ái, nhẹ nhàng, mượt, mịn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bé thường xuyên được mẹ ôm ấp, vỗ về thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng nhận thức, phát triển tình cảm xã hội ngay cả sự miễn dịch của cơ thể của bé.

Hi vọng rằng, với những kiến thức có được về sự phát triển của bé trong 3 tháng đầu tiên, bạn sẽ chăm con tốt hơn.

Nguồn Eva.vn

Lượt Xem: 931 | Người Viết Bài: buigiangit | Đánh Giá: 0.0/0
Tổng Số Nhận Xét: 0
Name *:
Email *:
Code *: