Sốt

 phản ứng của cơ thể bé khi mắc phải một bệnh nào đó khá nghiêm trọng, thông thường nhất là các bệnh nhiễm trùng.

Giải pháp trước mắt là hãy làm ướt một chiếc khăn và đắp lên trán hoặc thóp (các điểm yếu trên đỉnh đầu) cho trẻ sau đó nhanh chóng nhập viện để được chữa trị kịp thời.

Hãy lưu ý đến những dấu hiệu sau:

• Bé sốt cao hơn 38.3oC hoặc thấp hơn quá nhiều so với nhiệt độ trung bình cơ thể.

• Không nguôi khóc trong thời gian dài

• Đi tiểu vàng,  nhiều

• Nôn mửa nhiều và ọc ra mạnh

• Có dấu hiệu hôn mê hoặc lơ mơ ngủ, thiếu tỉnh táo

• Tiêu chảy nặng, phân lợn cợn đỏ hoặc nghiêm trọng hơn là chuyển sang màu đen

• Cáu khóc, dụi mắt hoặc các hành vi bất thường khác

• Chán bú sữa

• Khó thở, phát ban, môi tím tái…

• Các mô giữa các xương sườn, phía trên xương cổ, hoặc ở bụng phía trên hóp vào trong khi trẻ hít thở.

Mất nước

Mất nước ở trẻ sơ sinh rất nghiêm trọng nếu bé bị ói mửa nhiều hoặc tiêu chảy nặng.

Có một số dấu hiệu mà bố mẹ có thể kiểm tra:

• Bé chỉ có năm hoặc sáu chiếc tã ướt mỗi ngày thay vì 8-10 chiếc như thường lệ.

• Nước tiểu vàng đậm hoặc màu cam nhạt thay vì vàng nhạt.

• Bé đi ngoài  phân lỏng.

• Bé bú yếu và không hào hứng.

• Thóp lún vào sâu.

• Bé lơ đãng, thiếu nhanh nhẹn như bình thường.

• Bé bị khô miệng và nướu.

Sự thay đổi về số lượng tã sử dụng hoặc sự thiếu ổn định về việc đi tiêu là dấu hiệu cho thấy bé mất nước nặng, cần bổ sung ngay cho bé.

Nếu bé bị tiêu chảy, mẹ cần cho bé uống nhiều nước và khoáng chất để ngăn ngừa mất nước. Khi nhập viện, bác sĩ sẽ đề nghị cho bé dùng giải pháp điện phân giúp bổ sung chất lỏng của bé bị mất và khoáng chất.

Vàng da

Phần lớn trẻ sơ sinh có biểu hiện vàng da trong vòng 1 tuần sau khi ra đời. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra do các hồng cầu của thai nhi bị phá hủy để được thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ, một lượng lớn bilirubin – một chất có sắc tố màu vàng – được phóng thích vào máu, làm cho trẻ bị vàng da. Đa số các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh đều nhẹ và tự khỏi sau 7-10 ngày, khi chất bilirubin được đào thải hết qua phân và nước tiểu.

Tuy nhiên, có một số trường hợp vàng da nặng do chất bilirubin tăng quá cao và thấm vào não (y học gọi là vàng da nhân). Tình trạng này rất nguy hiểm, có thể làm cho trẻ bị hôn mê, co giật, dẫn đến tử vong hoặc di chứng về tâm thần, vận động vĩnh viễn. Vì thế bố mẹ hãy quan sát để phân biệt bé bị vàng da sinh lý hay vàng da bệnh lý.

Để điều trị vàng da, em bé sẽ được đặt dưới ánh đèn chiếu đặc biệt, ánh sáng này thâm nhập vào da bé và chuyển đổi rồi đào thải các bilirubin thông qua nước tiểu.

Ở một số nơi trên thế giới, đèn chiếu sáng không có sẵn thì em bé sẽ được đặt ở bên ánh mặt trời trong thời gian rất ngắn, ánh sáng mặt trời sẽ giúp phá hủy các bilirubin dư thừa.

Mẩn đỏ, phát ban và rỉ máu

Nếu bé bị phát ban trên diện rộng kèm sốt, chảy máu hay sưng tấy cơ thể thì hãy cho bé nhập viện ngay, đề phòng nhiễm trùng máu.

Nếu rốn của bé (hoặc rốn còn sót lại) hay bộ phận sinh dục của bé chuyển sang màu đỏ, có dấu hiệu rỉ hoặc chảy máu, các mẹ cần gọi bác sĩ ngay lập tức. Đây là những dấu hiệu nhiễm trùng đặc biệt nguy hiểm.

Một lưu ý nữa là bé sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng hô hấp trên (URI) do virus gây ra. Biểu hiện bệnh là sốt, phát ban, sổ mũi liên tục kèm theo ho kéo dài tới 2 – 3 tuần… Nếu các triệu chứng trên nghiêm trọng hơn thì ngay lập tức mang bé đến bệnh viện.